日本語          中文          한국어          English          Tiếng Việt

(Tháng 9 năm 2020)

Người ta cho rằng đa số người Nhật thường thích mèo hơn. Ngày 29 tháng 9 là ngày kỷ niệm [Mèo thần tài]. [Mèo thần tài] trong tiếng Anh được gọi là “welcome cat” hay “lucky cat”. Tương truyền rằng [Mèo thần tài] mang may mắn đến cho con người. Mèo thần tài trông rất đáng yêu với tạo hình một chân vẫy lên. (Ở những nước sử dụng tiếng Anh thì việc dơ lòng bàn tay lên hướng về phía đối phương để mời gọi giống như những con Mèo vẫy khách của Nhật Bản sẽ bị hiểu là hành vi [xua đuổi]. Chính vì thế nên những món quà lưu niệm Mèo thần tài dành cho khách du lịch nước ngoài sẽ được chế tác theo kiểu một phần của chân mèo cụp xuống và hướng về phía trước.) Lý do ngày 29 tháng 9 được chọn làm ngày kỷ niệm Mèo thần tài là bởi việc chơi chữ trong tiếng Nhật : (9) kuru, (2) fu, (9) ku (kurufuku nghĩa là Phúc đến). Mèo thần tài thường vẫy chân trái hoặc vẫy chân phải lên, với mỗi hành động lại mang ý nghĩa khác nhau. Mèo vẫy chân trái là “Buôn may bán đắt”, mèo vẫy chân phải là “Thiên khách vạn lại – mang nhiều khách đến”.

Hình ảnh những chú mèo cũng được sử dụng rất nhiều trong các câu Tục ngữ Nhật bản. “Nekomo shakushimo” là câu tục ngữ mang ý nghĩa “tất cả mọi thứ, tất cả mọi người”. “Neko baba” có nghĩa là nhặt được của rơi tạm thời đút túi. “Neko kabu” là việc giả vờ để che dấu bản tính thật của bản thân mình (giả nai). Ngoài ra thì cũng có những câu tục ngữ như “Neko ni koban – Ném tiền qua cửa sổ”, “Neko no hitai – nhà cửa chật hẹp”, “Nekojita – lưỡi mèo”. Chắc hẳn việc tìm hiểu tục ngữ và áp dụng thử vào trong thực tế sẽ rất là thú vị đó.

  • Ngày 2 tháng 9 (Thứ 4) Kỳ thi định kỳ của trường Asuka Gakuin
  • Ngày 3, 4 tháng 9 (Thứ 5, Thứ 6) Nghỉ sau kỳ thi

(Tháng 8 năm 2020)

Năm nay [Ngày của Núi] rơi vào ngày 10 tháng 8. Lễ Khai mạc và Bế mạc của Thế vận hội Olympic Tokyo được tổ chức vào ngày nghỉ lễ kết hợp của 3 ngày lễ ở Nhật ( Ngày của Biển, Ngày thể dục thể thao, Ngày của Núi ). Vào ngày 23 tháng 7 – Ngày của Biển sẽ tổ chức lễ Khai mạc Thế vận hội, ngày 24 tháng 7 là Ngày thể dục thể thao, ngày 10 tháng 8 – [Ngày của Núi] sẽ tổ chức lễ Bế mạc Thế vận hội. Vì vậy nên ngày 8 tháng 8 ( thứ 7 ), lễ Bế mạc ngày 9 ( chủ nhật ), ngày 10 ( thứ 2 – Ngày của Núi ) sẽ nghỉ 3 ngày liên tiếp. Do ảnh hưởng của dịch Virut Corona nên Thế vận hội Olympic Tokyo đã bị trì hoãn lại nhưng những ngày nghỉ của năm nay sẽ không có gì thay đổi. Ngày của núi là ngày nghỉ lễ mới được đặt ra từ năm 2016 ( ngày 11 tháng 8 ), vừa tròn 20 năm kể từ ngày đặt ra ngày nghỉ lễ [Ngày của Biển] vào năm 1996. [Ngày của Núi] là ngày mang ý nghĩa cảm tạ, bày tỏ lòng biết ơn và thể hiện ý nguyện muốn gần gũi hơn với thiên nhiên. Đây cũng là ngày nghỉ lễ đầu tiên được định ra vào tháng 8 – một tháng chưa từng có ngày nghỉ lễ trước đó. Phương án đầu tiên được đưa ra là chọn tháng 6 – tháng không có ngày nghỉ lễ hoặc chọn ngày tiếp theo [Ngày của Biển] – ( rơi vào ngày thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 7 ) nhưng đã thay đổi thành ngày 11 tháng 8 để có thể dễ xin nghỉ phép cùng đợt nghỉ lễ Obon. Ngày 11 tháng 8 cũng mang những ý nghĩa xung quanh Núi như là Hán tự [Bát] hay là số [8] có hình dáng giống như ngọn núi và số [11] nhìn giống như hàng cây nên nhìn những con số này chúng ta dễ liên tưởng đến Núi.

  • Kỳ nghỉ hè của Asuka Gakuin bắt đầu từ ngày 8 tháng 8 ( thứ 7 ) đến ngày 16 tháng 8 ( chủ nhật ).

 

(Tháng 7 năm 2020)

Ngày 7 tháng 7 là ngày Thất Tịch (Tanabada). Truyền thuyết về ngày Thất Tịch được bắt nguồn từ câu chuyện xưa của Trung Quốc. Vị thần tối cao nhất trên trời –Thiên Đế (Tentei) có nàng con gái gọi là Chức Nữ (Orihime). Công việc của nàng Chức Nữ là dệt y phục cho những vị thần. Chứng kiến nàng Chức Nữ mải mê công việc mà không có người yêu, Thiên Đế đã ướm gả nàng cho chàng trai chăn bò tên (Hikoboshi) sống ở bên dải ngân hà. Chẳng mấy chốc 2 người đã kết hôn với nhau. Sau khi kết hôn, 2 người mải quấn quýt bên nhau mà bỏ bê công việc. Bởi vì thế nên quần áo của các vị thần trở nên rách rưới, đàn bò không được chăm sóc nên cũng bị bệnh. Tức giận vì việc này, Thiên Đế đã chia tách 2 người tới 2 đầu của dòng sông ngân hà. Tuy nhiên, do quá đau buồn nên hàng ngày 2 người chỉ biết khóc mà không có tâm trạng làm việc. Thiên Đế mủi lòng đã đưa ra hứa hẹn rằng: nếu 2 người hàng ngày chịu chăm chỉ làm việc, mỗi năm sẽ được gặp nhau 1 lần vào đêm ngày 7 tháng 7. Trên đây là truyền thuyết về ngày Thất tịch mà chúng ta thường được biết đến. Tương truyền rằng vào ngày 7 tháng 7 nếu viết điều ước lên mảnh giấy nhỏ dài hoặc giấy trang trí dành cho ngày Thất Tịch rồi đem treo lên lá tre sẽ thì  điều ước đấy sẽ thành hiện thực. Mọi người có hay viết kiểu như [~Mong muốn trở nên~] hay [~Mong muốn có thể] trên giấy ước nguyện không? Thông thường chúng ta hay viết điều ước bắt đầu bằng [Tôi chắc chắn sẽ trở nên~] hay [Tôi nhất định có thể~]. Điều này giống như một hình thức tự khích lệ bản thân, mọi người sẽ vô thức mà thay đổi hành động của mình khiến cho điều ước thành hiện thực.

  • Ngày 11 tháng 7 (Thứ bảy) Tổ chức kỳ thi Jtest tại trường Asuka Gakuin
  • Tháng 7 năm nay sẽ không có kỳ nghỉ hè. Trường học vẫn hoạt động bình thường nên nhớ đi học nhé!

(Tháng 6 năm 2020)

Tháng 6 là thời điểm hầu hết các quần đảo của Nhật Bản bước vào mùa mưa (Tsuyu). Mùa mưa là những cơn mưa đầu mùa hạ. Trong tiếng Nhật, ngoài cách đọc “Tsuyu” thì mùa mưa còn được đọc là “Baiu”. Có giả thuyết cho rằng: vào thời điểm hoạt động mạnh của mùa mưa có độ ẩm cao, dễ sản sinh ra nấm mốc nên chữ [Nấm mốc](Bai) trong từ [Vi khuẩn nấm mốc](Baikin) được sử dụng, tạo thành cách đọc khác của của mùa mưa là Mi Vũ (Baiu). Cũng có giả thuyết cho rằng: thời điểm này cũng là mùa quả mận chín nên mùa mưa được gọi là Mai Vũ (Baiu).
Tháng 6 cũng là thời điểm cần đặc biệt phải chú ý đến thực phẩm. Bởi vì lúc này rất dễ sản sinh ra nấm mốc, ngoài việc phải chú ý đến cách nấu ăn hay xử lý thực phẩm để tránh bị hỏng thì còn có nguy cơ phát sinh ngộ độc thực phẩm. Vì là mùa khí hậu như vậy cho nên cần tích cực đề cao hoạt động của hệ tiêu hóa, việc lưu ý đến tình trạng biếng ăn là rất quan trọng. Trong trường hợp có khoảng thời gian trống khá dài từ lúc nấu ăn xong đến khi ăn thì nhất định phải đun nóng lại. Ngoài ra không được quên việc thường xuyên rửa tay nhé.

(Tháng 5 năm 2020)

Ngày 5 tháng 5 là Tết Đoan Ngọ (Tan go no sekku). Từ xa xưa đã có sự kiện được tổ chức nhằm cầu nguyện cho các nam thanh niên sẽtrưởng thành một cách khỏe mạnh và những gia đình có con trai thì sẽ treo Cờ cá chép (Koi no bori). Hơn nữa, vào ngày Tết Đoan Ngọ thì có phong tục ăn bánh giày (Kashiwa mochi). Kashiwa mochi là loại bánh được nặn thành hình tròn phẳng và gấp đôi lại, ở giữa sẽ kẹp nhân đậu đỏ, bánh được bọc lại bằng lá sồi sẽ trông giống như kẹo truyền thống của Nhật (Wagashi). Lá của bánh Sakura mochi chính là lá hoa anh đào ướp muối, có thể ăn được nhưng vỏ của Kashiwa mochi thường là lá sồi hay lá cây tì giải được sử dụng thay cho đĩa, loại lá này khì khá là khó ăn.
Phong tục ăn Kashiwa mochi là nét độc đáo riêng biệt của Nhật Bản. Vì lá sồi cho đến khi mọc ra chồi non thì lá già sẽ không rụng xuống nên được coi như biểu tượng may mắn của việc “dòng dõi gia đình sẽ không đứt đoạn”.

Ngày 8 tháng 5 (Thứ 6) Ngày đến trường của các bạn Du học sinh
Do dịch Virut Corona nên đây là khoảng thời gian khó khăn của mọi người.
Trước và sau khi nấu ăn hoặc di chuyển từ ngoài trở về nhà hoặc trước bữa ăn thì mọi người nhớ rửa tay thật kỹ nhé.
Khi ho hoặc hắt xì hơi, hãy sử dụng khẩu trang hoặc khăn giấy, khăn tay để che mũi và miệng nh

(Tháng 4 năm 2020)

Ngày 8 tháng 4 là ngày “Lễ Phật Đản” (Hanamatsuri). “Lễ Phật Đản” là một sự kiện Phật giáo nhằm chúc mừng ngày sinh của Phật Thích ca Mâu ni (Oshakasama).
Nói đến loài hoa tiêu biểu của tháng 4 chắc chắn phải nhắc đến hoa Anh đào (Sakura) nhưng mọi người có biết cách nào để phân biệt các loại: hoa Mơ, hoa Đào, hoa Anh Đào không? Cách để dễ nhận biết các loài hoa này đó là thông qua sự khác biệt trong hình dạng của cánh hoa và cách mà những chồi hoa mọc trên cây. Cánh hoa Mơ có hình tròn, còn cánh hoa Đào thon và nhọn, đầu cánh hoa Anh đào thì chẻ ra hình chữ V. Dù vậy thì cũng tùy vào từng chủng loại hoa mà có một phần khác nhau. Điểm khác biệt của cách những chồi hoa mọc trên cây đó là: hoa Mơ mọc thẳng ra từ cành nâu mà không có cuống xanh. Hoa Đào có cuống ngắn và hoa nở từ 2 chồi trên cùng một nhánh cây nên những bông hoa sẽ nở đa dạng theo nhiều hướng trên dưới khác nhau. Dù hoa Mơ và hoa Đào khá khó để phân biệt nhưng khi ta ngắm nhìn sẽ thấy những bông hoa Đào nở từ 2 chồi có sức hấp dẫn hơn những bông hoa Mơ chỉ nở ra từ 1 chồi. Hoa Anh đào có thân dài, khi hoa nở thường hướng xuống dưới. Năm nay, mặc dù chúng ta phải hạn chế việc đi ngắm hoa để phòng tránh dịch bệnh Virut Corona nhưng hãy cùng cảm nhận vẻ đẹp khi mùa xuân về nhé!
+Ngày 8 tháng 4 (Thứ 4) Học kỳ mới
Trường Nhật ngữ Asuka Gakuin sẽ luôn cố gắng hỗ trợ những bạn học sinh của trường đang ở Nhật Bản!