日本語          中文          한국어          English          Tiếng Việt

(Tháng 4 năm 2020)

Ngày 8 tháng 4 là ngày “Lễ Phật Đản” (Hanamatsuri). “Lễ Phật Đản” là một sự kiện Phật giáo nhằm chúc mừng ngày sinh của Phật Thích ca Mâu ni (Oshakasama).
Nói đến loài hoa tiêu biểu của tháng 4 chắc chắn phải nhắc đến hoa Anh đào (Sakura) nhưng mọi người có biết cách nào để phân biệt các loại: hoa Mơ, hoa Đào, hoa Anh Đào không? Cách để dễ nhận biết các loài hoa này đó là thông qua sự khác biệt trong hình dạng của cánh hoa và cách mà những chồi hoa mọc trên cây. Cánh hoa Mơ có hình tròn, còn cánh hoa Đào thon và nhọn, đầu cánh hoa Anh đào thì chẻ ra hình chữ V. Dù vậy thì cũng tùy vào từng chủng loại hoa mà có một phần khác nhau. Điểm khác biệt của cách những chồi hoa mọc trên cây đó là: hoa Mơ mọc thẳng ra từ cành nâu mà không có cuống xanh. Hoa Đào có cuống ngắn và hoa nở từ 2 chồi trên cùng một nhánh cây nên những bông hoa sẽ nở đa dạng theo nhiều hướng trên dưới khác nhau. Dù hoa Mơ và hoa Đào khá khó để phân biệt nhưng khi ta ngắm nhìn sẽ thấy những bông hoa Đào nở từ 2 chồi có sức hấp dẫn hơn những bông hoa Mơ chỉ nở ra từ 1 chồi. Hoa Anh đào có thân dài, khi hoa nở thường hướng xuống dưới. Năm nay, mặc dù chúng ta phải hạn chế việc đi ngắm hoa để phòng tránh dịch bệnh Virut Corona nhưng hãy cùng cảm nhận vẻ đẹp khi mùa xuân về nhé!
+Ngày 8 tháng 4 (Thứ 4) Học kỳ mới
Trường Nhật ngữ Asuka Gakuin sẽ luôn cố gắng hỗ trợ những bạn học sinh của trường đang ở Nhật Bản!

(Tháng 3năm 2020)

Bước sang tháng 3 tuy vẫn còn những ngày lạnh giá nhưng chúng ta có thể cảm nhận rõ được mùa xuân sang. Fukinotou (một loài thực vật có hoa trong họ Cúc) là một trong số những cây dại mùa xuân (thực vật sinh trưởng trên núi hay vùng bình địa rộng lớn, có thể làm thực phẩm). Vào thời điểm tuyết tan, những mầm non bắt đầu đâm chồi lên khỏi mặt đất. “Fukinotou” là nụ hoa của “Fuki”. Sau khi hoa nở, lá sẽ mọc ra và trở thành “Fuki”. Trong số các loài cây dại thì đây là loại có thể thu hoạch trong thời gian ngắn nhất. Vị của cây này có đặc điểm là đắng độc đáo dễ trở nên gây nghiện. Từ thuở xa xưa, loại cây này đã được yêu thích như một nguyên liệu nấu ăn của đầu xuân.
Tháng 3 cũng là mùa tốt nghiệp. “Nghiệp (Gyou)” có nghĩa là “Học vấn, nghệ thuật…”. “Tốt (Sotsu)” với nghĩa là kết thúc. Kết hợp 2 từ trên sẽ mang nghĩa là kết thúc việc học hay gọi là Tốt nghiệp. Tốt nghiệp cũng là thời kỳ chia tay, cũng mang đến những cuộc gặp gỡ mới.
Chúc cho những học sinh tốt nghiệp Asuka sẽ thành công trong môi trường mới!
-Ngày 13 tháng 3 (thứ 6) Lễ tốt nghiệp của Asuka Gakuin
-Từ ngày 20 tháng 3 (thứ 6) đến ngày 7 tháng 4 (thứ 3) Kỳ nghỉ xuân của Du học sinh

(2020年2月)

Năm nay Nhật Bản đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo. Cứ 4 năm 1 lần, Thế vận hội Olympic Mùa hè lại được tổ chức. Có một điều đặc biệt là năm tổ chức Olympic trùng với năm nhuận. Vì vậy, tháng 2 năm nay có 29 ngày. Thời gian để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt trời không phải là 365 ngày mà là 365,2422 ngày. Chính vì lí do này nên mới có sự điều chỉnh số ngày trong năm dẫn tới có năm nhuận. Lúc còn nhỏ, tôi cho rằng những đứa trẻ có ngày sinh là 29 tháng 2( 4 năm mới có 1 lần) là một điều thần bí vô cùng. Vậy tại sao tháng 2 lại chỉ có 28 ngày? Hiện nay, thời gian 1 năm được tính từ tháng 1 tới tháng 12. Tuy nhiên, vào thời đại Roma, người ta lại tính 1 năm bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 2. Hoàng đế thời kỳ này là Julius Caesar, đã quy định 1 năm có 365 ngày, tháng lẻ có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày, số ngày còn lại của năm sẽ là số ngày của tháng cuối cùng trong năm – tháng 2. Vì vậy, tháng 2 tuy là tháng chẵn, nhưng bị giảm 1 ngày còn 29 ngày. Tuy nhiên,Vị hoàng đế tiếp theo là Augustus đã cảm thấy bất mãn vì tháng sinh của mình là tháng 8 chỉ có 30 ngày. Ông quyết định thay đổi tháng 8 có 31 ngày. Chính vì tháng 8 tăng thêm 1 ngày nên nếu không điều chỉnh gì khác thì số ngày trong năm sẽ tăng thêm 1 ngày. Do đó, các tháng tiếp theo đã có thay đổi: tháng 9 có 30 ngày, tháng 10 có 31 ngày, tháng 11 có 30 ngày… Cuối cùng là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.
Nói tới sự kiện tháng 2, phải nhắc tới Tiết xuân phân vào ngày 3 tháng 2. (Rải đậu xua đuổi tà ma)
Mọi người cũng đừng quên Lễ tình nhân Valentine nhé!
・Ngày 26 tháng 2 (Thứ 4) Kỳ thi định kỳ Asuka Gakuin.
・Ngày 27 tháng 2 (Thứ 5), Ngày 28 tháng 2 (Thứ 6) Nghỉ sau thi.

(Tháng 1 năm 2020)

Nhắc đến tháng 1 chắc ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Tết Dương lịch. Trong các món ăn của ngày Tết chắc chắn phải có bánh Mochi. Ở Nhật Bản, mọi người thường tổ chức ăn uống để chúc mừng ngày Tết dương lịch. Hơn nữa người Nhật còn để bánh Mochi ở trong nhà với ý nghĩa là đồ dâng lên cho các vị thần (tên gọi riêng là “kagamimochi”). 2 bánh mochi hình tròn có kích thước lớn và bé khác nhau, được dặt chồng lên nhau với ý nghĩa tượng trưng cho sự bảo vệ các các vị thần trong 1 năm. Ngày 28 được cho là thời điểm tốt nhất để trưng bày loại bánh này. Người Nhật tránh chọn ngày 29 (sẽ bị liên tưởng đến “đau khổ”) hoặc ngày 31 (ichiyakazari->ý nghĩa là chỉ trang trí trong 1 ngày 1 đêm nên theo quan niệm của người Nhật thì lời cầu nguyện như vậy là chưa đủ thành ý). Vị thần của năm sẽ có xuất hiện ở “Tuần đầu năm mới” (tính đến ngày 7 tháng 1). Sau đó mọi người thường chọn ngày 11 tháng 1 là ngày đem chia bánh Mochi này để thưởng thức. Việc này được gọi là “Cắt bánh năm mới” (kagamibibraki). Mọi người ăn bánh với tâm niệm cầu mong một năm mới không có bệnh tật, tai ương (mubyosokusai).
Ngày 01 tháng 1 Nguyên đán
Ngày 07 tháng 1 (thứ 3) Học kỳ mới của Du học sinh
Ngày 13 tháng 1 (thứ 2) Ngày Lễ trưởng thành
Tháng 1 này mọi người hãy suy nghĩ về những ước nguyện (Quyết tâm từ trong tim của chính mình) trong năm mới, chúng ta sẽ cùng nhau viết Giấy nguyện ước và dán lên nhé! Tương truyền những ước mơ và mục tiêu viết trên giấy sẽ trở thành hiện thực.
Dù tiết trời đã trở lạnh nhưng các bạn hãy cố gắng hàng ngày đến trường nhé!

(Tháng 12 năm 2019)

Năm nay, ngày “Đông chí” rơi vào 22 tháng 12. Ngày Đông chí là ngày mà tại Bắc bán cầu, mặt trời ở vị trí thấp nhất trong năm và cũng là ngày thời gian chiếu sáng trong ngày của mặt trời ngắn nhất. Kể từ ngày tiếp theo thì thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn. Tương truyền rằng vào ngày Đông chí, mọi người thường ăn bí đỏ, ngâm mình trong bồn tắm có thả thêm quả Thanh yên (một loài quả thuộc chi cam chanh). Bí đỏ (kabocha) còn có cách gọi khác là “Nankin”. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, bí đỏ còn có 1 ý nghĩa đặc biệt  là “Vận” do trong tên có âm “Un(ん)”(đồng âm với từ “Vận(運)). Hơn nữa, do có 2 âm “Un” ở trong tên nên Bí đỏ còn được cho xếp vào danh sách những loại rau củ, hoa quả có ý nghĩa là “Unmori”. Ở Nhật Bản, thời Edo, vào ngày Đông chí người dân có tập quán ngâm mình vào bồn tắm có thả quả Thanh yên. Trong tiếng Nhật, do hiện tượng đồng âm nên khi phát âm Thanh Yên (yuzu) thì có thể nghe thành Linh động (yuuzuu), còn Đông chí (touji) lại phát âm giống Suối nước nóng (touji). Bắt nguồn từ việc chơi chữ này mà dần dần người ta đã mặc định rằng: Vào ngày Đông chí hễ ăn Bí đỏ, tắm bồn nước nóng có thả Thanh yên thì sẽ làm ấm cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, cứ đến ngày này, bất cứ nhà tắm công cộng nào cũng chuẩn bồn tắm quả Thanh yên để phục vụ khách. Mọi người hãy thử đi trải nghiệm xem thế nào nhé!

-Ngày 1 tháng 12 (Chủ nhật)                   Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật

-Ngày 4 tháng 12 (thứ 4)                       Kỳ thi Định kỳ của Asuka Gakuin

-Ngày 5 tháng 12 (thứ 5), ngày 6 (thứ 6)           Asuka Gakuin nghỉ sau kỳ thi

-Ngày 25 tháng 12 (thứ 4) ~ ngày 6 tháng 1 (thứ 2)   Kỳ nghỉ đông của Du học sinh

Dù tiết trời đã trở lạnh nhưng các bạn hãy cố gắng hàng ngày đến trường nhé!

 

(Tháng 11 năm 2019)

Ngày 11 tháng 11 được gọi là ngày Cá Hồi (Sake no hi). Chữ Hán Cá hồi-( 鮭 )do bộ thủ (圭)cấu tạo nên được phân tích có nghĩa như “Mười một mười một” (十一十一). Ngoài ra khi viết liền số ngày và số tháng thành “1111”sẽ tạo ấn tượng giống như hình ảnh 4 que Pocky hoặc là Pretz nên hãng Ezaki Glico đã chọn ngày này là“Ngày Pocky và Pretz”. Hàng năm công ty đều thực hiện chiến dịch khuyến mại vào dịp này. Ở thủy cung Sumida có loài cá cảnh gọi là cá Chình (Chinanago). Loài này có hình dáng giống như số 1, nửa thân chôn trong cát còn nửa thân chồi ra ngoài. Do chúng có tập tính sinh hoạt bầy đàn nên giống như một tập hợp các số 1. Vì vậy ngày có nhiều số 1 nhất trong năm cũng được chọn làm “Ngày cá chình”(Chinanago no hi). Hơn thế nữa số “1111” cũng làm người ta dễ liên tưởng đến hình ảnh của những sợi mỳ dài, mảnh nên “Hội liên hiệp mỳ toàn quốc” cũng đã định ra ngày này là “Ngày của mỳ” (Men no hi). Bên cạnh đó số “11” trông giống như mũi của con heo nên những cửa hàng chuyên bánh bao nhân heo của phố Kobe Nam Kinh cũng chọn làm “Ngày bánh bao heo” (Buta man no hi). Thực tế ngày 11 tháng 11 với 4 số 1 được xếp cạnh nhau “1111” đã tạo ra nhiều liên tưởng khác nhau nên có trên 30 loại ngày kỷ niệm liên quan đến ngày này.

  • Ngày 10 tháng 11 (Chủ nhật): Kỳ thi Du học sinh

Asuka gakuin sẽ cổ vũ các bạn hết mình!

(Tháng 10 năm 2019)

Bắt đầu vào tháng 10 tiết trời sẽ trở nên mát mẻ. Tuy bây giờ hơi sớm nhưng nhiều vùng đã có lá đỏ. Thời tiết trở nên dễ chịu hơn. Có lẽ mùa thu là mùa của cảm giác thèm ăn nhỉ? Mọi người muốn ăn món gì nào?

Nói về nguyên liệu nấu ăn hướng về mùa thu thì có lẽ nhiều người sẽ mường tượng ra Nấm phải không? Nấm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lượng calo thấp nên đây là nguồn thực phẩm đặc biệt được nữ giới yêu thích. Những năm gần đây, Nấm được bày bán một cách đa dạng hóa ở trong các cửa hàng. Hơn nữa Nấm được gieo trồng nhân tạo nên hầu như được bán quanh năm.

Nhắc đến Nấm, đầu tiên phải nhắc đến Shitake. [Hoshi Shitake] cũng thường được sử dụng để chế biến nước súp. Ở trong nước, loại Nấm được trồng nhiều nhất là [Enokidake]. Nấm này có hình dáng giống như giá đỗ trắng thon dài, không quá cứng cáp. Loại này thường được dùng trong các món lẩu, món xào, món nấu… Nấm [Nameko] có đặc điểm lớn nhất là mỏng và nhiều chất nhờn. Nấm này thích hợp cho vào nước súp Miso. Ngoài ra đại diện cho nhóm Nấm trong các món ăn Tây Âu có [Mashurumu]. Đối với các loại Nấm bình thường, nhất định phải chế biến qua nhiệt nhưng chỉ có Mashurumu là ngoại lệ, có thể để nguyên rồi cho vào trong salat.

Hiện nay, [Eringi] – một loại nguyên liệu chính trong các món ăn Tây Âu – giờ cũng trở thành nguyên liệu mới ở Nhật Bản. Mộc nhĩ đen [Kikurage] rất hay được sử dụng trong các món ăn của Trung Quốc. Khi ăn Kikurage sẽ tạo cảm giác rất giòn. Nếu để ý cách gọi tên Kurage nhiều người có thể sẽ ngộ nhận rằng đây là một sinh vật đến từ biển nhưng thực tế đây là tên gọi của một loại Nấm. Với giá thành cao đến mức nhiều người chưa từng ăn bao giờ, Nấm Matsutake là một trong 3 loại Nấm lớn nhất trên thế giới. (Ngoài ra 2 loại còn lại là [Toryufu] [Poruchini]). Vậy mọi người thích loại Nấm nào nhất?

  • Từ sau ngày 30 tháng 9 đến đến 6 tháng 10         Nghỉ thu
  • Ngày 7 tháng 10 (Thứ 2)                          Học sinh mới kỳ tháng 10 nhập học
  • Ngày 25 tháng 10 (Thứ 6)                         Dã ngoại Học sinh năm hai sẽ đi núi Phú Sĩ và Hakone, Học sinh năm nhất đi công viên vui chơi giải trí Hakkeijima
  • Học sinh mới ( kỳ tháng 10) sẽ đi dã ngoại vào tháng 3 năm sau

Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về Nhật Bản và học tiếng Nhật ở trường Asuka Gakuin nhé!

Tháng 9 năm 2019

Nói đến món ăn của tháng 9, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến cá Sanma. Tên của loài cá này được viết theo chữ Hán là [Cá Thu Đao]. Nghe nói nguồn gốc tên gọi của loài cá này bắt nguồn từ thực tế là cá có hình dáng và màu sắc của cá khá giống với thanh đao và hay được bắt được vào mùa thu Cá Sanma thì được cho là không có dạ dày. Bởi vậy, loài cá này thường mấy tới 10 phút để tiêu hóa đồ ăn rồi bài tiết. Cơ quan nội tạng của cá Sanma về cơ bản không có vị đắng nhưng bong bóng túi mật lại có vị đắng vừa phải. Chính điểm này lại tạo nên vị ngon đặc trưng của loại cá này. Cũng có những người thích ăn cá Sanma theo kiểu để nguyên nội tạng rồi nướng cùng muối. Mọi người hãy ăn thử một suất cơm cá Sanma nướng muối ở cửa hàng nào đó nhé!

[Cá Sanma đắng hay là mặn] trích [Bài ca Cá Thu Đao] trong tuyển tập thơ của Satou Haruka.

Nhân tiện đây, ở vùng Yokohama có loại mỳ tên gọi [Sanramen]. Loại mỳ bị nhiều người hiểu nhầm rằng trong mỳ có cá Sanma nhưng thực ra là không hề có. Đây là loại mỳ mà khi ăn xong nước xốt vẫn còn đọng lại vị nước xốt trong miệng. Đó là nước xốt An có lẫn giá xào (đây là một dạng nước sốt sền sệt đã nêm đầy đủ gia vị). Mỳ Sanma được viết theo chữ Hán là [Sanh Mã Miến], [Sanh=San Mã=Ma] là cách đọc biến âm theo tiếng Quảng Đông. Sanh(San) có nghĩa là [tươi ngon], Mã(Ma) có nghĩa là [chất lên trên].

-Ngày 4 tháng 9                       Kỳ thi định kỳ của Asuka Gakuin

-Ngày 5, ngày 6 tháng 9                 Nghỉ sau kỳ thi

-Ngày 1 tháng 10 đến ngày 6 tháng 10     Kỳ nghỉ thu của Du học sinh

Tháng này có Kỳ thi định kỳ của Asuka Gakuin. Asuka Gakuin luôn toàn lực ủng hộ các bạn

 

(Tháng 8 năm 2019)

Nhắc đến tháng 8 thì chúng ta nghĩ ngay đến mùa của các loại trái cây và rau củ ngon nhất.Trong đó dưa hấu rất được yêu thích với vị ngọt thanh mát. Vào các dịp nghỉ lễ như Obon, mọi người cùng nhau tập trung lại rồi bổ dưa hấu đã được ướp lạnh để thưởng thức. Đó là nét riêng thú vị của mùa hè. Những lúc trời nóng người ta thường mất đi cảm giác thèm ăn nên mọi người có xu hướng thích ăn một mạch những đồ ăn mát như [Soumen]. [Nagashisoumen] là loại mỳ được ăn bằng cách sử dụng những ống trúc đã được chia nửa rồi cho mỳ Soumen chảy theo dòng nước qua các ống trúc.Thực khách sẽ chờ những sợi mỳ chảy đến phía mình rồi dùng đũa gắp lên ăn. Hơn nữa còn có một cách ăn khác là cho mỳ vào nước chấm tsuyu hơi ấm rồi ăn. Mỳ được ăn theo cách này được gọi là Nyuumen. Vào tháng 8 ở Nhật Bản đang là thời điểm khí hậu nóng ẩm, là mùa mà cơ thể mọi người dễ mệt mỏi, mất tập trung. Vì vậy việc mọi người muốn ăn những món ngon nhất trong mùa để xua tan cái nóng khắc nghiệt của mùa hè.

-Kỳ nghỉ hè của ASUKA GAKUIN           Từ ngày 20 tháng 7(Thứ 7) đến ngày 18 tháng 8(Chủ nhật)

(Học sinh mới kỳ tháng 7 sẽ nghỉ hè từ ngày 1 tháng 8)

– Ngày nghỉ của văn phòng trường ASUKAGAKUIN từ ngày 10 tháng 8(Thứ 7) đến ngày 15 tháng 8(Thứ 5)

Ngày 19 tháng 8, rất mong chờ các bạn đến trường với tinh thần tốt!

 

(Tháng 7 năm 2019)

Nhắc đến cụm từ [Doyo no ushi no hi] là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Ngày ăn lươn của Nhật. Chỉ tính riêng Tokyo cũng đã có khoảng 900 cửa hàng làm món ăn về lươn, điều này cho thấy người Nhật rất thích ăn lươn. Năm nay ngày「Doyo no ushi no hi」là ngày 27 tháng 7. Vậy tại sao lại hình thành việc ăn lươn như trên? Có giả thuyết cho rằng, từ xưa đã có phong tục [ Ăn các món bắt đầu bằng chữ [U]sẽ không bị mệt mỏi trong những ngày hè ] nên những món như Udon (1 loại mỳ), Ume boshi (quả mơ muối), Uri(Dưa), Ushi (thịt bò), Uma(thịt ngựa) được ăn nhiều. Từ thời Edo, người ta cho rằng lươn tươi ngon nhất là thời điểm mùa đông nên vào mùa hè, có một chủ cửa hàng lươn nọ lo lắng về tình trạng ế ẩm đã đi gặp nhà hiền triết Hiragagennai để xin ý kiến. Cửa hàng đã nhận được lời khuyên rằng: Hãy dán giấy có ghi câu “Hôm nay là ngày Doyo no hi”. Có vẻ như nhờ vào tờ giấy này nên việc kinh doanh của cửa hàng đó đã rất phát đạt. Kể từ đó, [Doyo no ushi no hi] được gọi như ngày của lươn [unagi]. Mùa hè này mọi người đã ăn lươn chưa?

  • Ngày 1 tháng 7                     Học sinh mới kỳ tháng 7 nhập học
  • Ngày 7 tháng 7                     Thất tịch / Kỳ thi năng lực tiếng Nhật
  • Ngày 20 tháng 7 đến ngày 18 tháng 8   Kỳ nghỉ hè của trường Asuka Gakuin

(Học sinh kỳ tháng 7 thì học đến ngày 31 tháng 7)

Ước mơ và nguyện vong của học sinh sẽ được viết vào mảnh giấy ước của Asuka Gakuin.