ASUKA GAKUIN LANGUAGE INSTITUTE
Ngày 7 tháng 7 là ngày Thất Tịch (Tanabada). Truyền thuyết về ngày Thất Tịch được bắt nguồn từ câu chuyện xưa của Trung Quốc. Vị thần tối cao nhất trên trời –Thiên Đế (Tentei) có nàng con gái gọi là Chức Nữ (Orihime). Công việc của nàng Chức Nữ là dệt y phục cho những vị thần. Chứng kiến nàng Chức Nữ mải mê công việc mà không có người yêu, Thiên Đế đã ướm gả nàng cho chàng trai chăn bò tên (Hikoboshi) sống ở bên dải ngân hà. Chẳng mấy chốc 2 người đã kết hôn với nhau. Sau khi kết hôn, 2 người mải quấn quýt bên nhau mà bỏ bê công việc. Bởi vì thế nên quần áo của các vị thần trở nên rách rưới, đàn bò không được chăm sóc nên cũng bị bệnh. Tức giận vì việc này, Thiên Đế đã chia tách 2 người tới 2 đầu của dòng sông ngân hà. Tuy nhiên, do quá đau buồn nên hàng ngày 2 người chỉ biết khóc mà không có tâm trạng làm việc. Thiên Đế mủi lòng đã đưa ra hứa hẹn rằng: nếu 2 người hàng ngày chịu chăm chỉ làm việc, mỗi năm sẽ được gặp nhau 1 lần vào đêm ngày 7 tháng 7. Trên đây là truyền thuyết về ngày Thất tịch mà chúng ta thường được biết đến. Tương truyền rằng vào ngày 7 tháng 7 nếu viết điều ước lên mảnh giấy nhỏ dài hoặc giấy trang trí dành cho ngày Thất Tịch rồi đem treo lên lá tre sẽ thì điều ước đấy sẽ thành hiện thực. Mọi người có hay viết kiểu như [~Mong muốn trở nên~] hay [~Mong muốn có thể] trên giấy ước nguyện không? Thông thường chúng ta hay viết điều ước bắt đầu bằng [Tôi chắc chắn sẽ trở nên~] hay [Tôi nhất định có thể~]. Điều này giống như một hình thức tự khích lệ bản thân, mọi người sẽ vô thức mà thay đổi hành động của mình khiến cho điều ước thành hiện thực.