ASUKA GAKUIN LANGUAGE INSTITUTE
Sang tháng 9 đã có thể cảm giác được chút mát mẻ từ những cơn gió nhưng trong ngày dường như vẫn còn cái nóng sót lại của mùa hè. Một số loại hoa tiêu biểu cho trong tháng 9 là Hoa bỉ ngạn (Higanbana), Cây mộc hương hoa vàng cam (Kinmokusei), Hoa cánh bướm (Kosumosu), Long đởm (Rindou)… Nói đến Hoa bỉ ngạn, chúng ta ấn tượng với những bông hoa với sắc đỏ tươi. Đây là loài hoa có cánh hoa mảnh dài như sợi dây, mọc thành từng cụm ở trên những con đường ra cánh đồng lúa. Về nguồn gốc ra đời của cái tên Hoa bỉ ngạn (Higanbana) là do hoa nở đúng vào tuần Thu phân của mùa thu – Aki no higan (Những ngày trước và sau ngày lễ Thu phân 23 tháng 9, tổng cộng là 7 ngày). Cây mộc hương hoa vàng cam mang đặc trưng là mùi hương nồng nàn có thể ngửi thấy từ xa. Ta có thể cảm nhận được mùa thu đã đến ngay khi ngửi thấy mùi hương hoa. Trên cành Cây mộc hương mọc dày đặc những bông hoa nhỏ màu vàng cam. Về Hoa cánh bướm, hễ chuyển sang thu sẽ nở bên vệ đường nhiều nên rất tự nhiên chúng ta có thể nhìn thấy hoa ngay trong tầm mắt. Hoa cánh bướm có màu sắc chủ đạo là màu trắng và hồng nhưng cũng có màu vàng và cam, thậm chí còn có những bông hoa có màu sắc sẫm gần với màu đen. Cây Long đởm có những bông hoa mang màu xanh tím rất đẹp nên thường được chọn để trồng trang trí. Ngoài ra rễ cây Long đởm với vị đắng cũng được biết đến và sử dụng như một loại thuốc trong Đông y.
Mọi người hãy thử tìm trên mạng về những loài hoa trên nhé!
+ Ngày 1 tháng 9 (Thứ 4) Kỳ thi định kỳ của AsukaGakuin
+Ngày 2, 3 tháng 9 (Thứ 5,6) Ngày nghỉ sau kỳ thi định kỳ của AsukaGakuin
+Ngày 11 tháng 9 (Thứ 7) Kỳ thi Jtest
Tháng này AsukaGakuin có Kỳ thi định kỳ, học viện sẽ toàn lực cổ vũ cho học sinh.
Nói đến tháng 8, đây là thời điểm có nhiều loại hoa quả và trái cây mang đặc trưng của mùa hè. Trong đó Dưa hấu được mọi người yêu thích vì có độ giòn và vị ngọt vừa phải khi ăn. Vào kỳ nghỉ lễ Obon, Nhật Bản có nét đẹp văn hóa truyền thống của mùa hè là mọi người tập trung lại với nhau để bổ trái dưa hấu đã được ướp lạnh rồi cùng nhau ăn.
Nhân tiện đây sẽ giới thiệu đến mọi người về ngày [Yakiniku] là ngày 29 tháng 8. Hiệp hội thịt nướng toàn quốc đã định ra ngày này với mục đích hướng tới những người cảm thấy mệt mỏi vì cái nóng mùa hè, nhằm làm tăng khả năng chịu đựng cái nóng khi ăn thịt nướng. Tuy nhiên, cũng có những quán thịt nướng tổ chức chương trình khuyến mãi vào ngày 9 tháng 2 theo cách phát âm trong tiếng Nhật [Niku no hi-Ngày của thịt]. Ngoài ra cũng có những cửa hàng bán thịt theo giá đặc biệt là vào ngày 29 hàng tháng. Các cửa hàng có chiến lược bán hàng rất giỏi phải không nào. Có lẽ ở gần khu nhà bạn cũng sẽ có những cửa hàng thịt nướng hoặc siêu thị tổ chức sự kiện ngày [Yakiniku no hi] đấy. Vào thời điểm mệt mỏi trong mùa hè, mọi người có thể thử làm tâm trạng sảng khoái hơn bằng cách ăn thịt nướng nhé.
+ Ngày 17 tháng 7 đến 15 tháng 8 Du học sinh nghỉ hè
+ Ngày 7 tháng 8 đến 15 Văn phòng Asuka Gakuin nghỉ
Học kỳ mới bắt đầu từ ngày 16 tháng 8, rất mong chờ các bạn học sinh thật khỏe mạnh để đến trường.
Vào những năm đầu của thời kỳ Minh Trị khoảng năm 1872, Dương Lịch (Tân Lịch) được bắt đầu sử dụng ở Nhật Bản, các tháng được biểu thị theo con số từ 1 đến 12. Tuy nhiên, trước đấy Nhật Bản sử dụng Cựu Lịch, mỗi tháng được biểu thị bằng tên gọi riêng mang theo dấu ấn đặc sắc của các mùa trong năm. Tháng thứ 7 được gọi là [ Văn Nguyệt (Fuduki hoặc là Fumiduki) ]. Bàn về nguồn gốc của từ Văn Nguyệt, có nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong đó có giả thuyết về ý nghĩa của từ [Nguyệt văn phi (Fumihirakiduki) ] được cho là việc viết bài hát hay những văn tự lên các mảnh giấy ước có khởi nguồn từ sự kiện Thất Tịch với mong ước Thư Pháp sẽ càng phát triển hơn, điều này cũng tượng trưng cho việc mở rộng hơn nữa về chữ viết của Nhật Bản. Ngoài ra cũng có giả thuyết cho rằng cách gọi [Văn Nguyệt – Fumiduki] được phát triền bởi từ gốc [Tuệ Hàm Nguyệt (Hofumiduki)] với ý nghĩa thời kỳ lúa trổ bông.
Nhân tiện đây sẽ nói về một số thay đổi trong lịch nghỉ lễ của năm nay, do sự kiện Thế vận hội Olympic Tokyo bị kéo dài sang năm nay nên ra đời một số ngày nghỉ lễ không được in trên lịch. Sau đây là lịch nghỉ chính xác:
Ngày 18(Chủ nhật) | Ngày 19(Thứ 2) | Ngày 20(Thứ 3) | Ngày 21(Thứ 4) | Ngày 22(Thứ 5)Ngày của biển | Ngày 23(Thứ 6)
Ngày lễ thể thao |
Ngày 24(Thứ 7) |
Ngày 25(Chủ nhật) | Ngày 26(Thứ 2) | Ngày 27(Thứ 3) | Ngày 28(Thứ 4) | Ngày 29(Thứ 5) | Ngày 30(Thứ 6) | Ngày 31(Thứ ) |
Ngày 1/8(Chủ nhật) | Ngày 2(Thứ 2) | Ngày 3(Thứ 3) | Ngày 4(Thứ 4) | Ngày 5(Thứ 5) | Ngày 6(Thứ 6) | Ngày 7(Thứ 7) |
Ngày 8(Chủ nhật)
Ngày của núi |
Ngày 9(Thứ 2)
Lịch nghỉ bù |
Ngày 10(Thứ 3) | Ngày 11(Thứ 4) |
~Kế hoạch trong tháng 7~
+ Ngày 4 tháng 7 (Chủ nhật) Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật
+Du học sinh sẽ nghỉ hè từ ngày 17 tháng 7 (Thứ 7) đến ngày 15 tháng 8 (Chủ nhật)
Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 6 là ngày những người con bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mình nên được gọi là [Ngày của cha]. [Ngày của cha] là một ngày kỷ niệm được ra đời từ nước Mỹ. Ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…mọi người đều biết [Ngày nhớ ơn cha] nhưng ở Việt Nam hầu như không được biết đến. Gần đây, những chuỗi cửa hàng ăn uống mang thương hiệu nước ngoài đã bắt đầu thực hiện các chương trình khuyến mãi liên quan đến ngày của cha. So với ngày của mẹ, ngày của cha ít được nhớ đến hơn. Chúng ta sẽ cảm thấy có lỗi nếu quên mất ngày của cha, vậy nên hãy thử gọi điện cho và hỏi thăm sức khỏe cha. Bởi vì khi nhận được điện thoại quan tâm từ con cái sẽ khiến cha cảm thấy thật hạnh phúc.
[Măng] là một trong những loại nguyên liệu theo mùa, đại diện cho hương vị của mùa xuân (shun: thời điểm những loại hoa quả, rau củ, cá tươi ngon nhất). Khác với loại măng luộc được bày bán quanh năm, măng tươi chỉ có thể thưởng thức vào mùa xuân. Nghe nói rằng có rất nhiều chủng loại măng và theo thông kê có khoảng 70 chủng loại nhưng chỉ có một số loại có thể ăn được như Mạnh tông trúc (mousouchiku) hay Chân trúc (madake)… Măng là chồi non của cây tre. Trong tiếng Nhật, có 2 Hán tự dung để nói về măng, đó là [Trúc tử – Take no ko] và [Duẩn – take no ko]. Hán tự [Trúc tử] thì mang nghĩa đen là một búp măng. Hán tự [Duẩn] có thể hiểu nôm na là trong vòng một khoảng thời gian (tầm 10 ngày) búp măng sẽ lớn thành cây. Mạnh tông trúc có kỷ lục trong vòng 1 ngày cao thêm đến tận 119cm. Nơi sinh trưởng chủ yếu của loại trúc này là ở 3 tình Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto của khu vực Kyushyu. Nói đến những món ăn liên quan đến măng, phải kể đến món măng kho bằng nước cốt cá ngừ hoặc món măng nấu với rong biển…Ngoài ra, ở khu vực địa phương Shinetsu (tỉnh Nagano, Niigata) hoặc khu vực Touhoku, người dân nấu canh măng có cho búp măng (Nemagaritake) và cá thu đóng hộp để tạo nên món ăn mang đậm hương vị quê hương.
Có rất nhiều loài hoa nở rộ trong tháng 4 như là hoa Anh đào, hoa Tulip, hoa Thủy mộc… ”Hoa” là hình ảnh được sử dụng nhiều trong các câu tục ngữ của Nhật. Ví dụ như [Hana mo mi mo aru – Có hoa và quả] có ý nghĩa không chỉ hoa mà quả cũng gắn trên cây và cành nên cả hình thức cũng như dung mạo đều rất đẹp. Hơn nữa điều này cũng mang theo ý nghĩa đạo lý và đầy tính nhân văn. [Iwanu ga hana – Hoa không cần phải nói] có nghĩa là nên giữ im lặng thì hơn nói cho rõ ràng, không nhất thiết phải sử dụng hành động. [Chou yo hana yo – Hoa bướm bay lượn] có nghĩa là rất yêu thương và quý trọng trẻ em. [Kotoba ni hana ga saku – Hoa nở thành lời] là một câu chuyện. Mọi người hãy nhớ thêm nhiều tục ngữ và hãy thử sử dụng chúng trong cuộc sống nhé.
Vào ngày 3 tháng 3 [Ngày lễ các bé gái] chúng ta sẽ ăn những món như Chirashizushi hoặc là súp ngao (Hamaguri). Chirashizushi là món ăn mà nguyên liệu tạo nên nó sẽ mang những ý nghĩa tốt lành. Tôm tượng trưng cho mong muốn được sống lâu đến lúc lưng cong như lưng tôm, ngó sen có ý nghĩa tương lai tươi sáng, đậu phụ mang ý nghĩa có thể làm việc, lao động với sức khỏe dồi dào. Về món Súp ngao, bởi vì chỉ có 2 miếng vỏ ngao hợp lại mới tạo thành con ngao hoàn chỉnh nên Súp ngao cũng bao hàm ước mong các nàng dâu sẽ có một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.
Nhắc đến tháng 3 chắc hẳn mọi người sẽ nhớ ngay đến mùa tốt nghiệp. Đây cũng là thời điểm mà những bạn học sinh từ trước đến nay đang học ở trường sẽ tốt nghiệp, tiến vào một thế giới mới. [Gyou] có những ý nghĩa như [Học vấn, kỹ nghệ]. [Sotsu] mang ý nghĩa là [Kết thúc]. Khi kết hợp 2 từ này với nhau sẽ là Sotsugyou (Tốt nghiệp) mang ý nghĩa kết thúc việc học hành. Đây là thời điểm mà những học sinh tốt nghiệp sẽ có những khoảnh khắc chia tay nhưng cũng là lúc để kết nối những cuộc gặp gỡ mới. Gửi đến những học sinh sẽ tốt nghiệp Asuka, hãy nỗ lực hơn nữa trong môi trường mới nhé!
Nhắc đến tháng 2 chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến ngày lễ Valentine nhỉ. Đây là 1 sự kiện mang tính thách thức đối với việc kinh doanh của các công ty. Chỉ tính riêng ngày lễ này đã có lượng tiêu thụ Sô cô la chiếm 20% lượng tiêu thụ Sô cô la trong cả 1 năm của Nhật Bản và được coi như 1 sự kiện mang tính quốc dân. Ở Nhật Bản, từ năm 1958 bắt đầu lưu hành trào lưu này và đến nửa cuối năm 1970 nó trở thành ngày lễ ăn sâu vào trong đời sống của người dân. Nghe nói rằng thời điểm đầu khi ngày lễ được đề xuất thì vào ngày lễ Valentine Sô cô la sẽ đem tặng cho người khác và đây là ý tưởng của 1 công ty làm bánh kẹo ở quận Ota thành phố Tokyo nghĩ ra. Trước đây vào ngày 14 tháng 2, lễ Valentine kiểu Nhật là người con gái sẽ tặng cho chàng trai mà mình yêu thích Sô cô la chứa đựng tình cảm của bản thân được gọi là [Sô cô la tình yêu]. Thế nhưng hiện nay việc tặng Sô cô la không nhất thiết phải là dành cho người mình yêu mà có thể là bạn bè tặng cho nhau và đó là [Sô cô la tình nghĩa]. Để gia tăng tình cảm với nhau, những người bạn cùng giới (chủ yếu là phái nữ) sẽ tặng cho nhau [Sô cô la tình bạn]. Sô cô la mà nam giới tặng cho nữ giới được gọi là [Sô cô là đáp lễ]. Nếu chúng ta tự mua Sô cô la về để ăn sẽ gọi là [Sô cô la cho chính mình]. Ngoài ra, những năm gần đây nghe nói rằng có một trào lưu đang bùng nổ và tập trung chủ yếu ở các nam sinh cấp 2 và cấp 3. Đó chính là việc nam sinh tặng Sô cô la cho nhau, gọi là [Sô cô la địch thủ]. Ngoài ra, dường như còn có những loại Sô cô la dành tặng cho gia đình được gọi là [Sô cô la gia đình].