(Tháng 2 năm 2021)
Nhắc đến tháng 2 chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến ngày lễ Valentine nhỉ. Đây là 1 sự kiện mang tính thách thức đối với việc kinh doanh của các công ty. Chỉ tính riêng ngày lễ này đã có lượng tiêu thụ Sô cô la chiếm 20% lượng tiêu thụ Sô cô la trong cả 1 năm của Nhật Bản và được coi như 1 sự kiện mang tính quốc dân. Ở Nhật Bản, từ năm 1958 bắt đầu lưu hành trào lưu này và đến nửa cuối năm 1970 nó trở thành ngày lễ ăn sâu vào trong đời sống của người dân. Nghe nói rằng thời điểm đầu khi ngày lễ được đề xuất thì vào ngày lễ Valentine Sô cô la sẽ đem tặng cho người khác và đây là ý tưởng của 1 công ty làm bánh kẹo ở quận Ota thành phố Tokyo nghĩ ra. Trước đây vào ngày 14 tháng 2, lễ Valentine kiểu Nhật là người con gái sẽ tặng cho chàng trai mà mình yêu thích Sô cô la chứa đựng tình cảm của bản thân được gọi là [Sô cô la tình yêu]. Thế nhưng hiện nay việc tặng Sô cô la không nhất thiết phải là dành cho người mình yêu mà có thể là bạn bè tặng cho nhau và đó là [Sô cô la tình nghĩa]. Để gia tăng tình cảm với nhau, những người bạn cùng giới (chủ yếu là phái nữ) sẽ tặng cho nhau [Sô cô la tình bạn]. Sô cô la mà nam giới tặng cho nữ giới được gọi là [Sô cô là đáp lễ]. Nếu chúng ta tự mua Sô cô la về để ăn sẽ gọi là [Sô cô la cho chính mình]. Ngoài ra, những năm gần đây nghe nói rằng có một trào lưu đang bùng nổ và tập trung chủ yếu ở các nam sinh cấp 2 và cấp 3. Đó chính là việc nam sinh tặng Sô cô la cho nhau, gọi là [Sô cô la địch thủ]. Ngoài ra, dường như còn có những loại Sô cô la dành tặng cho gia đình được gọi là [Sô cô la gia đình].
- Thứ 6 ngày 12 tháng 2 Du học sinh được nghỉ ngày lễ Xuân phân